ASEAN - Chìa khóa cho an ninh tại châu Á

Giải pháp cho những quan ngại an ninh của châu Á-Thái Bình Dương là sự hội nhập hơn nữa và cảm giác khu vực mạnh mẽ hơn những lợi ích quốc gia. Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện là diễn đàn phù hợp và tốt nhất trong dự án này.

Châu Á cần một diễn đàn để giải quyết các vấn đề khu vực một cách đa phương và ASEAN hiện là diễn đàn phù hợp và tốt nhất.


Theo mạng tin "Diễn đàn Đông Á" ngày 11/8, những căng thẳng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 12 tháng qua đang khiến một số nhà phân tích quan ngại. Tất cả những điểm nóng lâu nay trong khu vực như tranh chấp biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Dokdo/Takeshima là những nguồn gây quan ngại mới. 

Mặc dù các nền kinh tế châu Á ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, nhưng các quan hệ an ninh vẫn trục trặc. Chủ nghĩa dân tộc đang sục sôi tại nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương, chẳng hạn, các cuộc biểu tình tại các quốc gia Đông Nam Á chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, các nhóm hận thù xuất hiện tại Nhật Bản và chính sách tị nạn tại Ausrtalia.

Giải pháp cho những quan ngại an ninh của châu Á-Thái Bình Dương là sự hội nhập hơn nữa và cảm giác khu vực mạnh mẽ hơn những lợi ích quốc gia. Châu Á cũng cần một diễn đàn để họ có thể giải quyết các vấn đề khu vực một cách đa phương. Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện là diễn đàn phù hợp và tốt nhất trong dự án này. Văn hóa đồng thuận của ASEAN có thể ngăn chặn các cường quốc chi phối như Mỹ và Trung Quốc, lợi dụng vị thế chiến lược để đạt được các mục tiêu của họ, khi tất cả các bên tham gia đều có quyền phủ quyết.

Sự nhấn mạnh của ASEAN vào các hội nghị thượng đỉnh đa phương cũng rất hữu ích. Trong các cuộc thương thuyết song phương, Trung Quốc và Mỹ có thể có lợi thế so với các nước nhỏ hơn. Nhưng tại các hội nghị ngoại giao đa phương lớn như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) hay Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), các nước nhỏ và vừa có thể hành động như một khối để chống lại vị thế mặc cả mạnh hơn của những nước lớn. Tần số của các hội nghị cấp cao đa phương cũng giúp thúc đẩy các lợi ích khu vực hơn là các lợi ích quốc gia.

Các cường quốc đều hiểu rằng họ sẽ khó áp đặt ý chí hơn nếu phải thương thuyết cùng lúc với nhiều bên. Đó là lý do khiến Trung Quốc khăng khăng đòi giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông trên cơ sở song phương. Trung Quốc cũng tăng sự can dự tài chính của họ tại một số quốc gia ASEAN để đạt được đòn bẩy song phương.

Mỹ cũng đang theo đuổi hoạt động ngoại giao song phương để củng cố vị thế của họ trong khuôn khổ ASEAN+. Mỹ đang phản ứng mạnh mẽ trước quan ngại của các nước ASEAN về hành động của Trung Quốc bằng việc triển khai tàu chiến Mỹ ở những cảng biển trong khu vực. Mỹ đang hành động để cải thiện quan hệ với các nước châu Á và vùng lãnh thổ khác như bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan (Trung Quốc), triển khai thủy quân lục chiến tại phía Bắc Australia, tham gia một số cuộc tập trận hải quân chung với Ấn Độ và tiếp tục triển khai quân tại Nhật Bản.


ASEAN và các cường quốc bậc trung tại châu Á-Thái Bình Dương phải quan ngại về các nỗ lực của các cường quốc nhằm phân cực hóa khu vực và càng hành động như một khối thống nhất càng tốt. Hiện nay, ASEAN có thể chống lại mưu đồ của các cường quốc lớn, nhưng không thể gây sức ép đối với họ. Trong chừng mực các nước ASEAN có thể đánh giá lợi ích quốc gia của họ thông qua lăng kính lợi ích khu vực, ví dụ như với một cách tiếp cận thống nhất đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, họ có thể biến ASEAN thành một lực lượng mạnh hơn rất nhiều. Sau đó, ASEAN có thể đưa các cường quốc vào quỹ đạo của hiệp hội và thúc đẩy các chính sách với những lợi thế toàn khu vực.

Các nước ASEAN đang phụ thuộc thương mại để phát triển, và thương mại lại phụ thuộc vào một môi trường an ninh ổn định. Các truyền thống ngoại giao của ASEAN, được củng cố bởi động cơ hợp tác này, có thể biến hiệp hội thành một cơ chế vững mạnh vì an ninh và phồn vinh kinh tế. Các cường quốc bậc trung có thể đóng góp cho cơ chế này để nó có thể hành động như một bộ khuyếch đại vì các lợi ích khu vực và chống lại các mưu toan bá quyền, dù vô tình hay cố tình, của các cường quốc.


TTK
  LHQ xúc tiến vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông
LHQ xúc tiến vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông

Báo chí Philippines hôm 9/8 dẫn thông báo của Ngoại trưởng nước này cho biết, tòa án trọng tài Liên hợp quốc (LHQ) đang xúc tiến vụ Philíppin kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN