Theo đó, sự bất ổn trong quan hệ giữa các nước láng giềng gồm: Trung Quốc, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Mặc dù Hàn Quốc có vai trò như một đồng minh trung thành của Mỹ ở khu vực nhưng buộc phải "chơi trò hai mặt" để giữ quan hệ ngoại giao cân bằng với Bắc Kinh và Washington.
Trung Quốc và Nhật Bản sẽ không trở thành bạn bè. Lịch sử đã chứng minh điều này và tiếp tục tái diễn trong tương lai. Nhật Bản đã thay đổi đáng kể quan điểm về hòa bình sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, cho phép các lực lượng quân đội Nhật Bản triển khai chiến lược "tự vệ tập thể" và tham gia cùng Mỹ và các đồng minh khác trong việc duy trì an ninh khu vực. Lợi ích của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ rất khác nhau đối vấn đề an ninh ở châu Á. Nếu việc gắn kết những quan điểm và lợi ích không "khớp" có thể dẫn đến một cuộc giao tranh mà ba nước này cần phải tránh bằng mọi giá. Mối quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản, song song với mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ là một trong những vấn đề quan trọng nhất cho sự ổn định của khu vực Đông Bắc Á và toàn cầu hiện nay.
Ảnh chụp hôm 8/9, cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại bãi ngầm Mischief (Đá Vành Khăn) - một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters/ TTXVN |
Trong số những điểm nóng tiềm tàng nhất ở châu Á, vấn đề Biển Đông chắc chắn có thể khiến bất ổn trong khu vực gia tăng. Tranh chấp chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh thổ khác trong vùng hải phận - bao gồm cả các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc- đã dẫn đến các cuộc phô diễn lực lượng quân sự và các phát ngôn mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo trong khu vực. Mỹ tự coi mình là một cường quốc Thái Bình Dương, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong khu vực nên tin rằng có thể buộc Trung Quốc rút lại ý định "bành trướng". Trung Quốc có khả năng phản công nhưng việc sử dụng sức mạnh quân đội quá đà có thể dẫn đến một "cuộc tỉ thí nguy hiểm". Theo đó, các cuộc chiến thù địch giữa các quốc gia có thể bùng phát và thực tế đã diễn ra tại một số quốc gia trên thế giới. Đây chính là lý do khiến việc giữ vững tình hình của khu vực trở nên rất mong manh và khó khăn.
Vấn đề Triều Tiên nhận được rất nhiều sự quan tâm của báo chí. Triều Tiên sẽ tiếp tục xây dựng và nâng cấp công nghệ để phòng vệ và gây hấn hay không? Nước này có thống nhất với Hàn Quốc hay chế độ sẽ sụp đổ và gây ra một cuộc khủng hoảng quy mô lớn? Đây là những vấn đề khiến hầu hết các nhà quan sát Đông Bắc Á lo ngại. Trung Quốc khẳng định sẽ tham gia nhiều hơn nữa vào vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhằm chứng tỏ rằng họ có thể đẩy Hàn Quốc và Mỹ ra khỏi vấn đề khu vực. Theo tác giả Alex Ward, Mỹ cần làm tất cả những gì có thể để đưa Trung Quốc trở lại trật tự toàn cầu.