Đồng euro: Tồn tại hay không tồn tại?

Trong dịp diễn ra bầu cử Nghị viện châu Âu, báo chí Pháp những ngày gần đây lại dành sự quan tâm đến tương lai của đồng euro. Báo Le Monde có một bài dài với tựa đề “Mô hình kinh tế nào cho châu Âu” của cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean Claude Trichet.

 

Chuyên gia này cho rằng đồng euro giúp tránh được khủng hoảng và nhấn mạnh “đến một lúc nào đó, các nghị sĩ châu Âu phải có tiếng nói quyết định trong trường hợp sự ổn định của khu vực đồng euro bị đe dọa”.

 

Đồng euro đối mặt với tương lai bấp bênh.


Tuy nhiên, đáng chú ý là bài “Cần chấm dứt sự tồn tại của đồng euro” của nhà kinh tế Jacques Sapir, Giám đốc nghiên cứu tại trường Cao đẳng Khoa học Xã hội. Theo chuyên gia này, nhiều nhà kinh tế có cùng nhận định về sự thất bại của việc lưu hành đồng tiền chung châu Âu. Cuộc tranh luận về vai trò của đồng euro đang lan rộng tại Pháp với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia có tên tuổi, cũng như của các nhà báo chuyên trách về kinh tế. Ban đầu, có rất nhiều mong đợi đối với đồng euro. Một số chuyên gia còn dự báo là việc tồn tại một đồng tiền chung sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình nhất thể hóa các thị trường. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra như vậy và bản tổng kết cho thấy một sự thất bại.

Mức độ chênh lệch quá lớn về tỷ giá giữa các nền kinh tế cho thấy việc tiếp tục dùng đồng euro không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở châu Âu mà còn đối với nền kinh tế thế giới.


Cụ thể, về tăng trưởng, nếu nhìn vào giai đoạn 2000 - 2008, có nghĩa là trước khi xảy ra khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, người ta nhận thấy tăng trưởng tại các nước dùng đồng euro chậm hơn các nước phát triển khác. Tình trạng chênh lệch này trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Trong giai đoạn 2007 - 2011, tăng trưởng trung bình trong khu vực đồng euro là 0,4%, trong khi tại Mỹ là 1,3%. Tác động tiêu cực của euro đối với tăng trưởng càng rõ nét ngay trong các nước sử dụng đồng tiền chung. Chỉ có Đức tận dụng được vai trò của đồng euro và có tổng sản phẩm quốc nội tăng đáng kể là 3,34% so với thời điểm của năm 2008. Kinh tế Pháp bị trì trệ, với tỉ lệ tăng trưởng 0,72%, còn Hy Lạp bị giảm tới 23,3%. Tình hình cũng thê thảm tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy.


Một số người ủng hộ đồng euro cho rằng, các nước nói trên, tuy bị trì trệ hoặc tăng trưởng suy giảm, nhưng khắc phục được cán cân thương mại. Thế nhưng, để có được kết quả này, các nước đã phải chấp nhận giảm đầu tư và tiêu thụ. Hậu quả nặng nề nhất là nạn thất nghiệp tại các nước dùng đồng euro. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp là 28%, Tây Ban Nha 26% và Bồ Đào Nha hơn 16%. Tại Pháp và Italy, con số này có thể lên tới 14%. Nạn thất nghiệp khó có khả năng suy giảm trong bối cảnh nhiều nước châu Âu phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để giảm thâm thủng và tái cân bằng ngân sách.


Một hậu quả khác của việc sử dụng đồng euro là tỷ giá hối đoái. Hiện nay, một euro ăn 1,35 hoặc 1,4 USD. Đồng euro cao giá chỉ có lợi cho Đức, nước xuất siêu, nhưng rất bất lợi cho các nước khác. Các kinh tế gia cho rằng tỷ giá 1 euro ăn 1,1 USD là phù hợp với nền kinh tế Pháp. Đối với Italy hoặc Tây Ban Nha là vào khoảng 0,95 đến 1,05 USD. Như vậy, rõ ràng, không thể có một tỷ giá chung có lợi cho tất cả các nền kinh tế dùng đồng euro. Mức độ chênh lệch quá lớn về tỷ giá giữa các nền kinh tế cho thấy việc tiếp tục dùng đồng euro không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở châu Âu mà còn đối với nền kinh tế thế giới. Theo tác giả bài báo, cần phải ghi nhận thực tế này và nhanh chóng xóa bỏ đồng tiền chung.

 

KTHN

Nhân dân tệ qua mặt đồng euro
Nhân dân tệ qua mặt đồng euro

Cơ quan tài chính Swift có trụ sở tại Brussels cho biết trong tháng 10/2013, đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc được sử dụng nhiều hơn so với đồng tiền chung châu Âu (euro) trong các dịch vụ tài chính.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN