Trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông, Mỹ và Iran, hai quốc gia hiện đang tung ra những đòn mạnh tay nhất lại là hai quốc gia không ưa nhau nhất.Binh sĩ Iraq tuần tra tại thị trấn Jurf al-Sakhar ngày 27/10. Ảnh: AFP-TTXVN |
Sự xung khắc này không khó để nhận ra khi hồi tháng 9, ngoài tuyên bố Mỹ có “một dự định thối nát và đôi bàn tay nhơ nhuốc”, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei còn cho rằng không thể tin cậy Mỹ trong cuộc chiến chống
nhóm khủng bố với ngọn cờ đen.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ bà Jen Psaki cho hay Washington “không và sẽ không phối hợp quân sự” với Tehran.
Mặc dù có thể thấy Washington và Tehran đều công khai thể hiện sự ghét nhau ra mặt, nhưng có vẻ như cả hai phía lại đang ngấm ngầm phối hợp để chống IS theo một cách rườm rà và tránh né lẫn nhau, nếu có.
Theo các nhà phân tích, sự hình thành của những liên minh chính trị kì lạ là điều có thể hiểu được ở một khu vực như Trung Đông, nơi tất cả mọi người đều căm ghét tất cả những người còn lại và theo đuổi lợi ích của riêng mình. Vậy thứ liên minh theo hình thức... không liên minh như của Mỹ và Iran trong cuộc chiến chống IS là gì?
Bộ binh Iran và không lực Hoa Kỳ Có thể thấy, phần lớn quân đội Iraq là một “đống đổ nát”, không có khả năng giành lại những vùng lãnh thổ phía bắc của nước này từ tay IS và đồng minh của chúng. Để cứu vãn tình trạng thê thảm của mình, quân đội Iraq liên minh với các tay súng dòng Shi’ite, nhiều người trong số này được Iran và Hezbollah đào tạo, và sau đó giành được một số thắng lợi nhất định.
Binh sĩ Iraq tuần tra tại thị trấn Jurf al-Sakhar ngày 27/10. Ảnh: AFP-TTXVN |
Như vậy, trong khi lực lượng Iran trợ lực cho các tay súng dân quân Shi’ite, quân đội Iraq và chiến binh Peshmerga của người Kurd, giúp đẩy lùi IS khỏi thị trấn Amerli của Iraq thì Mỹ cũng góp tiếng nói bằng các cuộc dội bom từ máy bay chiến đấu.
Mặc dù những người có liên quan đều ra sức phủ nhận rằng không có sự phối hợp trong bất kì hành động quân sự nào giữa Washington và Tehran, nhưng không thể chối cãi các cuộc không kích của Mỹ đã thật sự giúp xoay chuyển tình thế trong cuộc chiến chống IS.
Và rất có thể, các nhà hoạch định quân sự ở tất cả các bên xem đây là một mô hình, dù không được hoàn mỹ, cho các trận chiến chống IS trong tương lai: Mỹ sẽ điều động máy bay, một nhân tố quan trọng của chiến tranh hiện đại mà Iran và lực lượng được ủy nhiệm của nước này chưa thể theo kịp, còn các tay súng IS có vẻ chưa tìm ra
cách khắc chế hữu hiệu.
Trong khi đó, Iran cũng có vẻ sẵn sàng triển khai lực lượng tinh nhuệ trên bộ để đạt được những mục tiêu cụ thể trong khu vực có chiến sự của Iraq. Và vì cùng quan ngại sứ mạng quân sự tại Iraq có thể kéo dài, nên cả hai nước, Mỹ và Iran, có vẻ như đều sẵn lòng tránh ngáng chân nhau.
Chia sẻ thông tin tình báo mức độ thấp, thận trọng
Mặc dù Mỹ có thể làm suy giảm sức mạnh của IS từ trên không, nhưng Iran mới là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tiệt nọc và tiêu diệt IS trên mặt đất, ít nhất là nơi tiền tuyến.
Và bởi vì Washington lẫn Tehran đều tuyên bố không phối hợp hành động nên có khả năng việc mà Lầu Năm Góc đã làm chỉ có thể là bắt tay với các lực lượng trung gian là người Kurd và Iraq trong các cuộc không kích của mình.
Nhưng điều kì lạ là mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ và Iran có liên lạc với nhau tại Amerli, song sau các vụ đánh bom của Mỹ, có rất ít báo cáo về thương vong của lực lượng Iraq, người Kurd, dân quân dòng Shi’ite hay của Iran.
Điều này càng trở nên đáng nghi trong bối cảnh các máy bay của Mỹ phải vượt qua những chặng đường dài để tiếp cận mục tiêu tấn công. Nếu không có người chỉ điểm trên mặt đất, điều không thể tránh khỏi là đánh bom nhầm, việc kéo con số thương vong tăng theo bởi với phi công, “phe ta hay phe địch” đều không mấy khác biệt.
Khi nhìn lại những cuộc đánh bom của Mỹ tại Syria trong thời gian gần đây nơi có những báo cáo về con số dân thường thiệt mạng trong bối cảnh lực lượng Quân đội Syria Tự do tuyên bố gần như không có sự phối hợp hành động với lực lượng trên không của Mỹ, một câu hỏi được đặt ra: Đâu là sự khác biệt?
Không có sự phối hợp giữa bầu trời và mặt đất đồng nghĩa số trường hợp thương vong tăng lên. Thế cho nên, tại Iraq, người Mỹ có liên lạc với một lực lượng nào đó. Và dù cho lực lượng này có là ai đi chăng nữa, rất có khả năng họ nói tiếng Ba Tư, thứ ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Anh Tiếu (Theo Reuters)