Truyền thông phương Tây rộ tin đồn ông Putin bị ung thư

Truyền thông phương Tây mấy ngày qua rộ lên tin đồn Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bị bệnh rất nặng. Về vấn đề này, báo "Tiêu điểm" (Đức) ngày 28/10 có bài phân tích khá khách quan, trong đó nêu rằng không hề có một sự xác nhận từ Moskva mà chỉ có tin đồn ông Putin đang bị ung thư, và đặt câu hỏi: những tin đồn xuất phát từ phương Tây này có ý gì? Đây cũng không phải lần đầu tiên sức khỏe của Tổng thống Putin bị nghi ngờ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo sau Hội nghị ASEM ở Milan ngày 17/10. Ảnh: AFP/ TTXVN


Tờ "Bưu điện New York" (Mỹ) mới đây đã gây sửng sốt với tin: "Tổng thống Vladimir Putin đang bị ung thư tuyến tụy" của tác giả Richard Johnson. Còn trước đó, truyền thông Đông Âu, từ Belarus tới Ba Lan, cũng đưa tin chung chung rằng Tổng thống Putin bị ung thư cột sống.

Tờ báo Mỹ cho biết ông Putin được một bác sĩ người Đức ở Dresden, người mà ông quen biết khi còn làm cho KGB, chữa trị. Vị chuyên gia về ung thư 84 tuổi này đã thử nhiều phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng steroid, điều giải thích cho hiện tượng có lúc bị phù của ông Putin. Tuy nhiên, bác sĩ người Đức đã bỏ việc trị liệu này do bị các nhân viên an ninh của ông Putin gây khó dễ khi tới Nga.

Vậy thông tin mà tác giả Johnson đưa ra chính xác đến đâu? Thực ra, tin đồn nói ông Putin bị ung thư trước đây cũng đã có. Năm 2003, có thông tin nói ông bị ung thư ruột kết và đã được phẫu thuật thành công. Sau đó còn nhiều tin nói ông cũng bị ung thư xương, u não, ung thư biểu mô, ung thư sarcoma. Như vậy, có thể kết luận ông Putin là một người cao số hoặc bệnh án của ông chỉ là sự tưởng tượng của phương Tây.

Theo ông Eberhard Schneider, chuyên gia về Nga, lãnh đạo nước này sẽ không bao giờ xác nhận tình trạng bệnh của ông Putin, bởi hệ thống chính trị ở Nga bắt nguồn từ thời Sa hoàng, mà ở đó tất cả phụ thuộc vào một cá nhân. Ông Schneider nói rằng Kremlin sẽ im lặng về bệnh (nếu có) của ông Putin cho tới phút cuối, như trường hợp hai nhà lãnh Liên Xô trước đây là ông Leonid Brezhnev và ông Yuri Andropov.

Ung thư tuyến tụy là một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất với tỷ lệ sống sót qua 5 năm chỉ từ 2 - 4%. Nếu đúng là mắc bệnh, sao ông Putin vẫn có thể xuất hiện là ông chủ mạnh mẽ của nước Nga như vậy? Tuy nhiên, theo nhiều người, dạng ung thư này chỉ có thể nhận biết ở giai đoạn cuối.

Giáo sư Gerhard Mangott thuộc trường Đại học Innsbruck của Đức cũng phản bác lại các thông tin trên. Ông nói sau khi có cuộc gặp mới đây nhất với Putin: "Ông ta (Putin) nhìn vẫn rất ổn. Khuôn mặt hồng hào và bên ngoài thì không có biểu hiện gì là bị bệnh cả".

Một số nhà phân tích đã liên hệ những hành động gần đây của Tổng thống Putin với khả năng mắc bệnh ung thư của nhà lãnh đạo Nga: việc sáp nhập Crimea (Crưm), những tranh chấp lãnh thổ ở Ukraine là những việc Putin rõ ràng muốn làm trước khi quá muộn.

Cả nhà nghiên cứu Schneider và giáo sư Mangott đều cho rằng ông Putin muốn đi vào lịch sử, trong khi với sử sách của Nga, Tổng thống Putin từ lâu đã bất diệt. Ngay cả việc tha bổng cho tỷ phú Mikhail Khodorkovsky cũng được các nhà quan sát đặt trong mối tương quan với tình trạng bệnh tật của ông Putin.

Cuối năm 2012 ở Moskva xuất hiện tin đồn về một cuộc nổi dậy. Hồi đó, ông Putin trong nhiều tháng không thấy xuất hiện, tương tự như trường hợp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gần đây. Ung thư hay đau tim đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, rốt cuộc ông Putin lại xuất hiện.

Nếu Tổng thống Putin không bị ung thư, tại sao lại luôn có tin đồn đại về việc này? Liệu đây có phải là nhằm phục vụ cho lợi ích của phương Tây với việc hạ thấp vị thế của nhà lãnh đạo Nga thông qua hành động cố tình thông tin đánh lạc hướng dư luận?

Theo giáo sư Mangott, người ta có thể coi đó là những tin giật gân của một số nhà báo, song đây thực sự cũng là một phần của cuộc chiến tranh thông tin hiện nay.


TTK
‘Xoay trục’ tới châu Á: Putin đã vượt qua Obama?
‘Xoay trục’ tới châu Á: Putin đã vượt qua Obama?

Thế giới đã chứng kiến sự xoay trục sang châu Á, nhưng không phải Mỹ mà là Nga với chính sách “hướng Đông” của mình. Thỏa thuận năng lượng mới giữa Moskva và Bắc Kinh cho thấy 2 đối thủ “đáng gờm” nhất của Mỹ đã bắt tay nhau. Nó đánh dấu một thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN