Gần 300 vụ lấn chiếm công trình thủy lợi chưa được xử lý

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết, đến cuối tháng 8, trên địa bàn thành phố có 5 vụ vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó có 298 vụ vi phạm chưa được xử lý.


Nguyên nhân phát sinh và tồn đọng nhiều vụ vi phạm chưa được xử lý dứt điểm là do sự phối hợp giữa các cụm thủy nông, xí nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố với chính quyền các địa phương chưa chặt chẽ, công tác quản lý còn xem nhẹ; công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tới người dân trong công tác bảo vệ công trình thủy lợi chưa tốt; công tác giải tỏa chưa thực sự kiên quyết, tại nhiều địa phương có tư tưởng chủ quan, thiếu quan tâm, chưa coi trọng việc bảo vệ công trình thủy lợi.


Theo Chi cục Thủy lợi Hà Nội, qua kiểm tra, phần lớn các vi phạm là lấn chiếm xây dựng nhà ở trên mái bờ sông, bờ kênh, hồ chứa, thả rau bèo trên kênh... Hệ thống sông Nhuệ còn tồn tại nhiều vụ vi phạm nhất (216 vụ), đặc biệt trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông và huyện Thanh Trì. Những vi phạm nghiêm trọng như xây dựng nhà cấp ba, cấp bốn, dựng lều lán, làm lò gạch trong hành lang công trình. Nhiều vi phạm đã xảy ra từ lâu, thậm chí đã được các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...


Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, để giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm và lấn chiếm hành lang an toàn đê điều và bảo vệ các công trình thủy lợi, Sở đang tiếp tục chỉ đạo các công ty thủy lợi chuẩn bị tốt máy móc, thiết bị và tu bổ, nạo vét, khơi thông dòng chảy các kênh dẫn để phục vụ sản xuất vụ mùa; tham gia các đoàn kiểm tra công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, Sở đã phối hợp với chính quyền địa phương đi thanh kiểm tra để giải tỏa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp lệnh bảo vệ khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố.

 

P.A

Nguy cơ mất an toàn đê điều trong mùa mưa bão
Nguy cơ mất an toàn đê điều trong mùa mưa bão

Mùa bão lũ đã đến nhưng nhiều tuyến đê xung yếu và nhiều hồ chứa vẫn chỉ bảo đảm an toàn trong một số điều kiện cho phép. Điều này tiềm ẩn rủi ro đối với tính mạng và tài sản của người dân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN