Đây là nội dung chính của báo cáo khoa học đầu tiên của Liên hợp quốc đánh giá về vốn kiến thức và các thói quen của người bản địa tác động tới thiên nhiên.
Theo báo cáo của LHQ, dù là chỉ là các hoạt động đơn thuần như khai thác gỗ, canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc tại các vùng nhiệt đới hay tình trạng vĩ mô hơn là biến đổi khí hậu khiến các cực của Trái Đất ấm lên với tốc độ cao gấp 2 lần so với mức trung bình toàn cầu, thì các hoạt động phát triển kinh tế dựa vào các nguồn dự trữ thiên nhiên như than đá, dầu mỏ và khí đốt vẫn cho thấy những tác hại không ngừng tàn phá thiên nhiên.
Báo cáo nêu rõ những hoạt động này dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như khiến 1 triệu trên tổng 8 triệu loài sinh vật trên Trái Đất đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và khiến tổng diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy từ năm 2014 đã rộng gấp 5 lần diện tích nước Anh.
Hiện nay, ít nhất 1/4 diện tích đất toàn cầu thuộc sở hữu truyền thống hoặc do các tộc người bản địa quản lý. Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng những mảnh rừng do người bản địa quản lý thường có các vùng đầm lầy hấp thụ carbon hiệu quả hơn và ít nguy cơ xảy ra cháy rừng hơn so với những vùng được các doanh nghiệp quản lý.
Nhưng hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng mở rộng và tiến sau vào lãnh thổ vốn do người bản địa quản lý. Báo cáo kết luận những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và khai thác mỏ, giao thông và xây dựng cơ sở vật chất khai thác năng lượng ngày càng gia tăng và đe dọa nghiêm trọng tới môi trường sống và sức khỏe của những cộng người bản địa và các cộng đồng địa phương, những người được coi là "người canh gác thiên nhiên".
Các chuyên gia ước tính khoảng chỉ có khoảng 300 triệu người bản địa hiện sinh sống tại những vùng thiên nhiên nguyên sơ chưa bị tàn phá nhưng có tới 600 triệu người ở các cộng đồng địa phương đang dần phải tập thích ứng với những thay đổi từ môi trường thiên nhiên sang môi trường nhân tạo.
Báo cáo cũng chỉ ra một thực trạng đáng lo ngại rằng hầu hết các chỉ số đa dạng sinh học và sức khỏe hệ sinh thái của 3/4 trong số các khu vực trên toàn thế giới thuộc sở hữu của người bản địa đang giảm dần trong bối cảnh ngày càng nhiều áp lực đè nén các cộng đồng này.