Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: EPA/TTXVN |
Ngoài ra bà May cho hay việc Anh rời khỏi EU không có nghĩa là Anh ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, quay lưng lại toàn cầu hóa. Lời tuyên bố trên được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ hôm 19/1.
Phát biểu trước giới chính trị gia và các lãnh đạo doanh nghiệp tại Davos, bà May khẳng định từ trước đến nay Anh là quốc gia đề cao hoạt động thương mại quốc tế, ủng hộ toàn cầu hóa, bởi vậy việc nước Anh rời EU sẽ giúp nước này tự tin hơn trong việc đưa Anh thực sự trở thành "một quốc gia mang tầm vóc toàn cầu".
Phát biểu trên của bà May được đưa ra sau khi một số lãnh đạo tập đoàn đa quốc gia, tổng giám đốc điều hành các ngân hàng lớn trên thế giới lên tiếng bày tỏ lo ngại trước tuyên bố Anh sẽ rút ra khỏi thị trường chung EU. Điều này sẽ cản trở khả năng điều hành kinh doanh trên toàn cầu của họ khi trụ sở đóng tại London.
Trong bài phát biểu của mình, bà May đã kêu gọi các doanh nghiệp hãy có cách tiếp cận mới để đảm bảo họ hoạt động trên một sân chơi quốc tế bình đẳng, cách tiếp cận được bà May mô tả là theo mô hình "một xã hội mọi người chia sẻ với nhau". "Tôi quyết định sẽ đấu tranh để đảm bảo các nguyên tắc thị trường tự do, tự do thương mại và toàn cầu hóa. Và tôi cũng sẽ chứng minh để mọi người thấy những điều này là tốt cho tất cả mọi người", Thủ tướng May nêu rõ.
Quan chức cấp cao các ngân hàng như HSBC, UBS và JPMorgan hôm 19/1 cho biết họ sẽ phải di chuyển hàng ngàn việc làm tại London ra khỏi Anh khi Anh rời EU, trong khi các hãng xe hơi như Toyota (Nhật) đã yêu cầu các nhân viên của họ tại Anh phải nỗ lực cải tiến mạnh mẽ để có thể cạnh tranh tồn tại giữ được việc làm của họ ở Anh.