Một chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời do Thụy Sỹ sản xuất đã sẵn sàng cho chuyến bay xuyên nước Mỹ.
Chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời. Ảnh: Internet |
Chiếc máy bay thử nghiệm này đã thực hiện nhiều chuyến bay kể từ hành trình đầu tiên vào năm 2009 và dự kiến sẽ cất cánh vào ngày 1/5 tới đây để thực hiện một chuyến bay xuyên lục địa Mỹ chia làm 5 chặng.
Trong cuộc họp báo ở Mountain View, gần San Francisco (Mỹ), nhà đồng sáng lập của Solar Impulse - dự án máy bay đường dài sử dụng năng lượng mặt trời - Andre Borschberg nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện chuyến bay xuyên nước Mỹ”.
Ông Borschberg cho biết chuyến bay được chia làm nhiều chặng vì các lý do an ninh và nhấn mạnh rằng mặc dù vậy chiếc máy bay một người ngồi này, xét về mặt kĩ thuật, có thể bay không nghỉ xuyên qua nước Mỹ. Một chuyến bay thẳng sẽ có thể mất 3 ngày bay với vận tốc 70km/h.
Ông Borschberg nói: “Chúng tôi đã giới hạn bay trong khoảng thời gian tối đa 24h”. Ông này sẽ cùng chủ tịch Bertrand Piccard của dự án Solar Impulse thay phiên nhau lái chiếc máy bay này.
Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chiếc máy bay của Solar Impulse sẽ cất cánh vào ngày 1/5 tới và dự kiến sẽ hạ cánh ở Phoenix, Dallas và Washington trước khi đến New York vào đầu tháng 7.
Chiếc máy bay sẽ dừng lại 10 ngày ở mỗi chặng dừng chân trong hành trình của nó để phô diễn công nghệ với công chúng, học sinh và sinh viên. Tại đó, những người quan tâm sẽ có cơ hội được trò chuyện với phi công.
Piccard và Borschberg tại buổi họp báo. Ảnh: AP |
Ông Piccard nói: “Chúng tôi mong muốn tạo cảm hứng cho sinh viên, học sinh” cũng như khuyến khích họ dám làm, dám thử cái mới, dám sáng tạo.
Dự án Solar Impulse được triển khai từ năm 2003. Chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời có trọng lượng tương đương một chiếc xe hơi gia đình và sải cánh tương đương với một chiếc Boeing 747 của dự án đã thực hiến chuyến bay đầu tiên vào năm 2009.
Năm 2010, chiếc máy bay này thực hiện một chuyến bay liên tục trong 26 giờ nhằm chứng minh các tế bào tích điện của có có thể tích trữ đủ năng lượng mặt trời vào ban ngày để cung cấp điện vào ban đêm.
Một năm sau đó, phi cơ năng lượng mặt trời đã có chuyến bay quốc tế đầu tiên giữa Bỉ và Pháp trước khi thực hiện hành trình xuyên lục địa dài 2.480km từ Madrid (Tây Ban Nha) đến Rabat (Morocco) vào tháng 6/2009.
Borschberg và Piccard đang dự định thực hiện một chuyến bay vòng quanh thế giới vào năm 2015.
A.M (
Theo AFP)