Tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa đất đối đất Hwasong-10 được phóng tại một địa điểm bí mật của Triều Tiên ngày 23/6/2016. Ảnh: Reuters/TTXVN |
Người phát ngôn trên nhấn mạnh các lệnh trừng phạt mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) có thể gây phương hại tới lợi ích của người dân và Chính phủ Triều Tiên.
Tuần trước, HĐBA đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên, theo đó cấm xuất khẩu đối với các sản phẩm may mặc, ngừng cấp giấy phép cho lao động Triều Tiên ở nước ngoài và hạn chế cung cấp dầu mỏ cho nước này.
Trước đó, ngày 12/9, toàn bộ 15 nước ủy viên HĐBA LHQ đã nhất trí thông qua nghị quyết mới tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân thứ sáu của Triều Tiên hôm 3/9. Biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất trong nghị quyết mới này là cấm toàn bộ hàng xuất khẩu dệt may của Triều Tiên.
Năm ngoái, ngành công nghiệp dệt may đã mang lại doanh thu gần 1 tỷ USD cho Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, nghị quyết duy trì lệnh cấm vận khí đốt tự nhiên, song chỉ áp đặt mức trần đối với xuất khẩu dầu đã tinh chế sang Triều Tiên ở mức 500.000 thùng trong vòng 3 tháng tính từ ngày 1/10 và ở mức 2 triệu thùng trong 12 tháng tính từ ngày 1/1 năm sau.
Ngoài ra, xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên bị giới hạn ở mức hiện nay là 2 triệu thùng mộtnăm. Nghị quyết yêu cầu những quốc gia tiếp nhận lao động Triều Tiên phải báo cáo lên LHQ số lượng người Triều Tiên mà họ tuyển dụng và thời gian kết thúc hợp đồng. Nghị quyết mới cũng loại bỏ đề xuất đóng băng tài sản, cấm đi lại trên toàn cầu đối với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tuy nhiên, nghị quyết áp đặt lệnh cấm đi lại trên toàn cầu đối với một thành viên của Ủy ban Quân sự Trung ương thuộc Đảng Lao động Triều Tiên, đồng thời phong tỏa tài sản của ủy ban này. Đây là cơ quan được cho là chỉ đạo các ngành quốcphòng của Triều Tiên.
Theo giới chức Mỹ, nếu thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt, Triều Tiên sẽ thiệt hại hơn 2 tỷ USD thu nhập từ xuất khẩu và các hoạt động kinh tế khác.