Các nhà máy lọc dầu tư nhân Trung Quốc bắt tay mua dầu thô giảm giá sâu từ Nga

Việc mua bán này diễn ra trong bối cảnh các công ty giao dịch hàng hóa nhà nước Trung Quốc né tránh nguồn hàng từ Nga, vì không muốn gặp rắc rối pháp lý liên quan đến trừng phạt của phương Tây chống Moskva.

Chú thích ảnh
Nga tìm cách tăng cường xuất khẩu dầu thô sang châu Á. Ảnh: Getty Images

Các nhà máy lọc dầu độc lập tại Trung Quốc đã bí mật nhập khẩu dầu thô từ Nga với mức chiết khấu cao, trong bối cảnh một số nước phương Tây dừng mua dầu thô Nga, còn Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch về cấm vận dầu thô nhập khẩu từ Nga theo từng giai đoạn.

Một quan chức tại tổ hợp lọc dầu độc lập đóng tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) cho biết công ty không công khai các thỏa thuận mua dầu của Nga kể từ khi bùng phát chiến sự tại Ukraine. Lý do là vì tổ hợp này không muốn tạo chú ý của dư luận, tránh hệ quả tiềm tàng có thể phản đối mặt từ lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Người này cũng cho biết nhà máy đã lấy hạn mức nhập khẩu của các công ty thương mại hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước tại Trung Quốc để mua dầu từ Nga.

Việc nhiều nhà máy lọc dầu độc lập ở Trung Quốc mua dầu Nga cho thấy thực tế một số nhà nhập khẩu đang vượt ra khỏi những cung đường truyền thống để tiếp cận nguồn dầu thô giá rẻ của Nga, giúp Bắc Kinh không “lộ sáng” trước loạt trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva.

Mỹ, Anh, Canada đã áp lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga. Ngoài ra, từ ngày 15/5 tới, giới giao dịch hàng hóa tại EU và Thụy Sỹ sẽ không được phép bán dầu của tập đoàn Rosneftn (Nga) ra thị trường thế giới.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 4/5 nêu đề xuất về gói trừng phạt thứ 6 của EU nhằm vào Nga, bao gồm việc loại bỏ dầu nhập khẩu từ Moskva. Bà von der Leyen cho biết sẽ loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ nhập từ Nga, nhưng theo lộ trình cụ thể. EU dự kiến ngừng hoàn toàn việc nhập dầu thô trong 6 tháng, và các sản phẩm hóa dầu vào cuối năm 2022.

Lệnh phong tỏa được áp dụng tại một số tỉnh, thành ở Trung Quốc cùng với những thách thức về logistics, tài chính do trừng phạt của phương Tây dựng lên chống Nga cũng như nguy cơ Mỹ áp trừng phạt thứ cấp đã khiến các nhà máy lọc dầu nhà nước ở Trung Quốc không có ý định tăng mạnh dầu thô nhập khẩu từ Nga.

Tuy nhiên, dữ liệu về hoạt động tàu biển cho thấy mức tăng khá về nhập khẩu dầu thô tại Trung Quốc. Theo giới môi giới và vận hành tàu biển, hiện có ít nhất 6 tàu chở dầu siêu lớn, mỗi tàu có thể chở theo 2 triệu thùng dầu, đã đạt được thỏa thuận về chuyển dầu Urals sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và một phần là Ấn Độ. Lô dầu này trước đó dự kiến có điểm đến là châu Âu.

Theo Brian Gallagher, trưởng bộ phận quan hệ khách hàng tại tập đoàn vận tải đường biển Euronav (Bỉ), việc tập kết dầu thô Nga lên các tàu chở dầu cơ lớn để xuất sang châu Á là điểm “bất thường”. Nhưng khi mà dầu Urals được Nga chào với mức giá thấp hơn 35 USD/thùng so với dầu Brent Biển Bắc, các nhà máy lọc dầu tư nhân tại Trung Quốc có thêm động lực để mua dầu thô từ Nga.

Liên quan đến lệnh phong tỏa tại đại lục có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu thô, ông Gallagher cho biết các nhà nhập khẩu Trung Quốc không cần dầu ở thời điểm hiện tại, nhưng có thể mua tích trữ. Còn các công ty vận tải đường biển đang mời chào cơ chế rất linh hoạt.

Địa điểm hàng đầu tại châu Âu chuyên phục vụ sang mạn dầu thô Nga từ các tàu dầu cỡ trung bình như Suezmax hay Aframax sang tàu chở dầu cỡ lớn (VLCC) là ở bán đảo Skaw, Đan Mạch. Dầu cũng được sang mạn ở cảng Roterdam và Địa Trung Hải, khi VLCC có kích cỡ quá lớn, không thể nhận hàng ở vùng biển Baltic.

Lượng dầu thô và sản phẩm xăng dầu Trung Quốc nhập từ Nga trong tháng 5 tăng khoảng 86.000 thùng/ngày so với mức trung bình của năm 2021 – theo dữ liệu do Kpler, một công ty phân tích dữ liệu hàng hóa, cung cấp. Mức tăng nhỏ giọt này cho thấy việc tìm kiếm khách hàng thay thế châu Âu là điều khó khăn hơn nhiều so với ước tính trước đó của Moskva.

“Lẽ thường, ai cũng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mua nhiều dầu thô từ Nga. Nhưng Trung Quốc hiện nằm trong tầm ngắm của phương Tây còn chặt chẽ hơn cả Ấn Độ”, ông Jane Xie, chuyên gia phân tích tại Kpler nêu quan điểm.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Theo Financial Times)
EU chia rẽ đối với lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga
EU chia rẽ đối với lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) ngày 3/5 đã đưa ra một bản dự thảo kế hoạch cho các nước thành viên về gói trừng phạt mới đối với Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, một số nước thành viên EU ngỏ ý không tham gia lệnh cấm vận dầu mỏ này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN