Con tàu trôi dạt trên biển có thể khiến 8 triệu người mất nước sạch

Sự cố tràn dầu từ một con tàu rỉ sét bị bỏ hoang trên Biển Đỏ có thể khiến 8 triệu người mất nước sạch cũng như phá hủy ngư trường của Yemen trong ba tuần.

Chú thích ảnh
Tàu FSO Safer đã trôi dạt trên biển nhiều năm. Ảnh: AP

Các bên liên quan gồm lực lượng phiến quân Houthi, Chính phủ Yemen và Liên hợp quốc (LHQ) đang tiến hành đàm phán để di dời khoảng 1,1 triệu thùng dầu thô trên tàu FSO Safer. Tàu chở dầu này đã bắt đầu rỉ sét, hư hại kể từ khi bị bỏ hoang năm 2017.

Đáng chú ý, lượng dầu của Safer nhiều gấp 4 lần dầu tràn ra từ tàu Exxon Valdez trên Vịnh Alaska năm 1989. Nguy cơ Safer lặp lại kịch bản thảm họa của Exxon Valdez cũng ngày càng rõ rệt. 
Tờ Guardian trích dẫn thống kê mô hình mới nhất trên tạp chí Nature Sustainability cho hay nếu tàu bị nổ tung hoặc nứt vỡ, dầu sẽ lan rộng ra ngoài vùng biển Yemen và tàn phá môi trường của Saudi Arabia, Eritrea và Djibouti.

Các bến cảng quan trọng ở Biển Đỏ như Hodeidah và Salif cũng sẽ bị phong tỏa trong hai tuần, đe dọa đến hoạt động vận chuyển 200.000 tấn nhiên liệu của Yemen, tương đương % nhu cầu sử dụng tại quốc gia này. 

Giá nhiên liệu do đó có thể tăng đến 80%. Tình trạng thiếu nhiên liệu để chạy máy bơm nước sẽ dẫn đến việc 8 triệu người thiếu nước sinh hoạt. Khoảng 2 triệu người sẽ không có nước dùng nếu như các nhà máy khử nước biển tại khu vực bị nhiễm dầu. 

Mặc dù một nửa lượng dầu được dự đoán sẽ bốc hơi trên biển trong vòng 24 giờ, phần còn lại sẽ lan đến bờ biển phía Tây của Yemen và các cảng xa hơn về phía Nam trong vòng ba tuần.

Vụ tràn dầu nguy hiểm có thể tác động đến 66,5% - 85,2% ngư trường của Yemen tại Biển Đỏ trong vòng một tuần và lên đến 93,5% -100% đó trong vòng ba tuần.

Tình trạng ô nhiễm không khí do tràn dầu sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện vì bệnh tim mạch và hô hấp cho người dân khu vực. 

Nghiên cứu trên tạp chí Nature Sustainability cảnh báo: “Sự cố tràn dầu có thể cản trở hoạt động thương mại qua eo biển Bab el-Mandeb quan trọng, nơi mà 10% thương mại vận tải biển toàn cầu đi qua”.

LHQ đã yêu cầu Houthi cho phép kiểm tra tàu Safer, nhưng lực lượng này lại đặt điều kiện sửa chữa con tàu. LHQ không có nguồn ngân sách dành cho việc sửa chữa tốn kém này. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Thoả thuận tàu ngầm AUKUS khiến hàng trăm nhà thầu vũ khí Australia lao đao
Thoả thuận tàu ngầm AUKUS khiến hàng trăm nhà thầu vũ khí Australia lao đao

Các nhà thầu vũ khí nhỏ tham gia hợp đồng khổng lồ vừa bị Australia huỷ bỏ với Pháp đang đối mặt với tương lai đầy sóng gió.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN