Bà Janez cho rằng vấn đề cấm du lịch, đi lại và kiểm soát biên giới thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia, và hiện các nước thành viên đang phối hợp tốt.
Trước đó, Pháp và Thụy Sĩ cũng thông báo không đóng cửa biên giới với Italy. Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế công cộng Pháp Jerome Salomon cho rằng tình hình bệnh dịch tại Italy đáng lo ngại, song khẳng định việc “đóng cửa biên giới là vô ích”. Theo ông, bất kỳ người nào trở về từ vùng Lombardia hay Veneto có triệu chứng nhiễm bệnh đều phải được kiểm tra y tế và có các biện pháp phù hợp.
Cơ quan Y tế liên bang Thụy Sĩ cũng nhấn mạnh dựa trên đánh giá tình hình hiện nay, công dân Italy vào Thụy Sĩ hiện chưa phải đối mặt với bất kỳ hạn chế nào. Cơ quan này cho biết với bang Ticino, nơi có hàng nghìn lao động Italy tới mỗi ngày, cần đánh giá cẩn trọng những người có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, ngay cả khi họ chưa từng tới Trung Quốc.
Theo số liệu cập nhật mới nhất do người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy Angelo Borrelli thông báo, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại nước này đã lên đến 219 trường hợp và trường hợp tử vong thứ 5 là một người cao tuổi và có bệnh lý. Điểm nóng dịch bệnh vẫn tập trung tại các vùng phía Bắc Italy, trong đó vùng Lombardia đã ghi nhận 165 ca nhiễm. Italy hiện là nước thứ 3 trên thế giới ghi nhận số ca nhiễm cao sau Trung Quốc và Hàn Quốc.