Lãnh đạo thế giới làm gương trong việc giữ khoảng cách khi giao tiếp để phòng COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, nhiều lãnh đạo thế giới đã tích cực thực hiện việc giữ khoảng cách với người khác trong các cuộc họp.

Theo tờ The Guardian (Anh), tại Italy, trong mỗi cuộc họp báo, Thủ tướng Giuseppe Conte đều yêu cầu thực hiện giữ khoảng cách, theo đó khoảng cách giữa người này với người kia trong họp báo luôn ở mức hợp lý.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Italy thông báo mở rộng biện pháp cách ly tại họp báo ở Rome. Ảnh: EPA

Italy là nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh với tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Tính tới trưa 26/3, Italy có 74.6 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 7.503 ca tử vong.

Italy đã phong tỏa toàn quốc từ ngày 8/3, yêu cầu mọi người dân ở trong nhà để phòng virus lây lan. 

Xem video các thị trưởng Italy mắng người vi phạm lệnh phong tỏa (nguồn: The Guardian):

Các thị trưởng nhiều thành phố đã ra tận đường hay lên mạng xã hội để chỉ trích người dân vi phạm lệnh phong tỏa.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Đức phát biểu về COVID-19 ngày 22/3. Ảnh: AFP

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã cấm người dân tụ tập từ hai người trở lên. Bản thân bà cũng thực hiện triệt để chính sách giãn cách xã hội khi tổ chức họp báo về dịch COVID-19. Bà đã tự cách ly sau khi tiếp xúc với một bác sĩ dương tính với SARS-CoV-2. Người ta cũng thấy bà Merkel từ chối bắt tay người khác để đề phòng  nhiễm virus.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 23/3. Ảnh: EPA

Tại Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte và nội các thực hiện nghiêm chỉnh giãn cách xã hội. Hà Lan có 6.214 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 356 ca tử vong tính tới trưa 26/3.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Anh Boris Johnson (giữa) ngày 22/3. Ảnh: Getty Images

Lãnh đạo Anh cũng thực hiện giãn cách xã hội mặc dù chưa “chuẩn” khoảng cách 1-2 mét theo khuyến cáo. Anh có 9.529 ca mắc COVID-19 và 465 ca tử vong. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã yêu cầu người dân ở nhà, chỉ được ra ngoài với bốn lý do: đi làm nếu cần thiết, mua thực phẩm, chăm sóc người già, đi tập thể dục mỗi ngày một lần.

Chú thích ảnh
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam (giữa) tổ chức họp báo ngày 21/3. Ảnh: Getty Images

Trong bức ảnh dưới đây, lãnh đạo Hong Kong (Trung Quốc) dù không giãn cách xã hội nhưng ai cũng đeo khẩu trang.

Chú thích ảnh
Tổng thống Trump và Phó tổng thống Mike Pence (phải) tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, lãnh đạo Mỹ dường như là một ngoại lệ. Trong các bức ảnh chụp Tổng thống Donald Trump và các quan chức Mỹ, ta có thể thấy họ đứng rất sát nhau như không có chuyện gì xảy ra.

Chú thích ảnh
Các quan chức Mỹ đứng sát nhau tại họp báo ngày 13/3. Ảnh: Shutterstock

Trong khi đó, Mỹ là ổ dịch lớn thứ hai thế giới nếu không kể Trung Quốc. Mỹ có tới .421 ca nhiễm virus và 1,032 người chết vì COVID-19. Do chưa thể xét nghiệm diện rộng nên con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Theo tờ New York Times, dù Mỹ có giảm nửa tỷ lệ lây nhiễm thì cũng có thể có tới 650.000 người mắc bệnh trong những tháng tới.

Chú thích ảnh
Tổng thống Trump họp báo ngày 23/3. Ảnh: AFP

Dù vậy, Tổng thống Trump vẫn muốn người dân đi làm trở lại càng sớm càng tốt và muốn mở cửa trở lại nền kinh tế từ Lễ Phục sinh.

Trước đó, dù đã tiếp xúc với quan chức Brazil nhiễm SARS-CoV-2 nhưng ông Trump cũng không xét nghiệm ngay.

Thùy Dương/Báo Tin tức
Bằng chứng khoa học của biện pháp giãn cách xã hội phòng COVID-19
Bằng chứng khoa học của biện pháp giãn cách xã hội phòng COVID-19

Khi dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu, không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia đều áp dụng các biện pháp để mọi người không ở cạnh nhau quá gần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN