Hội đồng Bảo an LHQ ngày 15/8 đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết liệt các thủ lĩnh nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Iraq vào danh sách trừng phạt và đóng băng các tài sản liên quan nhóm này.
Nghị quyết này cũng đe dọa trừng phạt tất cả những cá nhân hay tổ chức nào tuyển mộ nhân sự, cung cấp tài chính hay vũ khí cho lực lượng phiến quân đang hoành hành tại quốc gia vùng Vịnh.
Tất cả 15 thành viên của HĐBA đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm hạn
chế sức mạnh nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Đây là một nhóm
tách ra từ mạng lưới khủng bố Al Qeada và đang nắm quyền kiểm soát một
vùng lãnh thổ rộng lớn tại Iraq và Syria.
Nghị quyết trên cũng
nhắm vào cánh vũ trang của Al Qeada tại Syria là Mặt trận Nusra. Hiện cả
hai nhóm phiến quân này đều đã nằm trong danh sách trừng phạt của LHQ
vì có liên quan đến mạng lưới khủng bố Al Qeada.
Toàn cảnh cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo nghị quyết, HĐBA LHQ "cực lực lên án các hành động mang tính chất khủng bố của phiến quân Nhà nước Hồi giáo, tư tưởng bạo lực cực đoan cũng như sự xâm phạm quyền con người và luật pháp quốc tế một cách có hệ thống và trên quy mô lớn của tổ chức này”. Tổng cộng có 6 cá nhân trong các thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo bị phong tỏa tài sản, trong đó có một trợ lý thân cận của thủ lĩnh của Al Baghdadi.
Trước đó, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức cao nhất đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Iraq sau khi các súng Hồi giáo tấn công dữ dội ở miền bắc và miền tây Iraq, làm hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và đe dọa sự an nguy của các cộng đồng người thiểu số tại quốc gia Trung Đông này.
Cũng trong ngày 15/8, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí ủng hộ vrang bị vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Iraq trong cuộc chiến chống lại IS.
Thông báo được đưa ra sau cuộc họp của các ngoại trưởng EU cho biết khối này hoan nghênh quyết định của một số quốc gia thành viên đáp lại đề nghị cung cấp vũ khí của lực lượng người Kurd. Do vậy, việc cung cấp vũ khí sẽ được triển khai dựa trên khả năng và luật pháp của từng quốc gia thành viên EU, cũng như yêu cầu của chính phủ Iraq.
TTXVN/Tin tức