Người dân mua lương thực, thưc phẩm tích trữ tại một siêu thị ở Doha, Qatar, ngày 6/6. Ảnh: THX/TTXVN |
Thông báo của Bộ Nội vụ Qatar nêu rõ không có sự thay đổi chính sách đối với "các quốc gia anh em và hữu nghị đã cắt đứt hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao sau các chiến dịch hiểm độc và thù địch chống lại Qatar".
Hôm 5/6 vừa qua, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain cùng Ai Cập đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc Doha "hỗ trợ các nhóm khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ các nước trong khu vực".
Ngay sau đó, để ủng hộ quyết định của các nước này, Yemen, chính phủ được quốc tế công nhận ở miền Đông Libya và Maldives cũng cắt đứt quan hệ với Doha. Ngày 6/6, Mauritania, một thành viên Liên đoàn Arab (AL) cũng đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao tiếp tục leo thang ngày 9/6 khi Saudi Arabia, UAE, Ai Cập và Bahrain liệt 59 cá nhân và 12 tổ chức có liên quan Qatar vào danh sách khủng bố.
Ba quốc gia vùng Vịnh đã cho người dân và du khách Qatar hai tuần để rời đi. Trong khi đó, UAE đã cấm người dân Qatar nối các chuyến gia bay thông qua UAE.
Căng thẳng đã khiến nhiều gia đình bị ly tán và các kết nối thương mại bị cắt đứt, khiến các lao động nước ngoài, đặc biệt là các lao động người Ai Cập vốn chiếm số lượng lớn nhất trong các công dân nước ngoài làm việc tại Qatar, quan ngại về khả năng được phép lưu trú tại đây.