Quan điểm cứng rắn và quyết đoán của Điện Kremlin về cuộc khủng hoảng tại Ukraine không làm phương Tây bất ngờ. Trong năm 2013, nước Nga đã thể hiện sự độc lập và quyết đoán trong bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhà ngoại giao Alexander Panov, cựu Giám đốc Học viện Ngoại giao Nga, đã có bài trả lời phỏng vấn Tổng biên tập tờ Pravda (Sự thật) Inna Novikova về những sự kiện vừa qua. Dưới đây là nội dung bài phỏng vấn.Hỏi: Tôi có đọc được quan điểm một chuyên gia có uy tín rằng, thành công trong sự kiện Crimea là dựa trên thành công của chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2013?
Trả lời: Thực sự đó là một năm thành công đối với chính sách đối ngoại của Nga. Khởi nguồn là việc chúng ta đã nỗ lực giảm thiểu nguy cơ, khủng hoảng, thể hiện qua việc không để xảy ra đụng độ vũ trang ở Syria. Chính nước Nga đã tác động để lãnh đạo Syria bị thuyết phục rằng họ nên chọn giải giáp hạt nhân. Cũng chính nước Nga đã trở thành người bảo đảm rằng quá trình tiêu hủy này sẽ không gây đe dọa tổn thương cho các lực lượng bên ngoài.
Hỏi: Nga hay Trung Quốc là nước đóng vai trò quyết định trong kết quả cuộc khủng hoảng tại Syria?Trả lời: Trung Quốc liên quan ở một tầm ít hơn. Trung Quốc là nước thông thái.
Hỏi: Chúng ta cũng thông thái chứ?Trả lời: Thật tiếc, không phải vậy. Tôi tin là chúng ta thường phản ứng quá trực tiếp. Nếu chúng ta muốn điều gì đó, chúng ta quyết theo và làm những gì cảm thấy cần thiết có phần hơi vội. Trung Quốc họ nhìn nhận sự việc theo bức tranh rộng lớn hơn, dài hạn hơn. Khi họ gia tăng ảnh hưởng trong các vấn đề toàn cầu, họ làm nhẹ nhàng, chậm dãi, không quá gây xáo động.
Hỏi: Vì thế, Syria rõ là thành công của Nga?Trả lời: Chắc chắn rồi, và thành công này dựa trên thực tế Nga đã kịp thời phán đoán đúng tình huống khi cả Mỹ và EU lúc đó đang thảo luận về việc có đánh hay không. Ông Obama nhìn chung là một người không thích dính đến chiến tranh. Làm sao một người nhận giải thưởng Nobel lại có thể bất ngờ phát động cuộc chiến.
Hỏi: Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mà người Mỹ lại chối bỏ ý tưởng tuyên chiến?Trả lời: Nếu Mỹ muốn chiến tranh, họ sẽ làm bất kể hành động của ông Assad là gì. Thế nhưng, có một trò chơi ngoại giao thông thái, kín đáo của Nga. Ông Putin, khi gặp mặt với G-8, đã dõng dạc đưa ra đề xuất mà mọi người đều đồng ý. Ngay cả việc Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria sau sự vụ Crimea vừa qua cũng không thể xóa bỏ được thành công của chúng ta trong vấn đề Syria.
Hỏi: Syria là chiến thắng thứ 2, vì trước đó là trường hợp Snowden. Tôi nghĩ là việc anh này bung thông tin ra cũng là do đối sách ngoại giao thành công của chúng ta?Trả lời: Tôi có chút nghi ngờ liên quan đến Snowden. Tôi tin là Trung Quốc đưa anh này cho chúng ta. Snowden tới Trung Quốc và có ý muốn ở lại đó. Trung Quốc đã có tiếp xúc với anh ta. Nhưng đây là thời điểm mà Bắc Kinh đang xây dựng quan hệ với Mỹ, và Snowden được khuyên đi bất kì đâu tùy thích. Chúng ta rơi vào tình huống mập mờ và tôi nghĩ việc trao cho anh ta quy chế cư trú là quyết định gây tranh cãi.
Hỏi: Đâu là mối nguy đối với Nga?Khi cả hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ không còn có gì để nói với nhau. Ảnh: Reuters |
Trả lời: Nó có thể đã dẫn đến sự đi xuống trong các quan hệ. Và thật không may, hiện chúng ta không có được quan hệ tốt nhất với Mỹ. Tôi tin là dưới thời kì của ông Obama, chúng ta có lẽ đã tạo lập một quan hệ xây dựng, hiệu quả, vì không có bảo đảm nào cho thấy vị tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ có các tiếp cận xây dựng đối với Nga. Chúng ta đã được thấy các ứng cử viên cộng hòa nói về Nga thế nào rồi.
Hãy nhìn bức ảnh chụp Putin và Obama đang ngồi sát nhau này, thế ngồi của họ đã cho thấy một thông điệp rõ ràng là hai người thậm chí không còn muốn nói chuyện với nhau. Hãy xem Mỹ với Trung Quốc thì sao. Lãnh đạo Trung Quốc tới thăm California hè năm ngoái. Hai lãnh đạo đàm đạo 8 tiếng đồng hồ. Lẽ dĩ nhiên, họ nói chuyện không chỉ về các chủ đề xung đột hay kinh tế. Họ nói về nhiều thứ khác, và rõ là đã có sự thỏa thuận về những lợi ích chung. Chúng ta không có các cuộc tiếp xúc cấp cao kiểu như vậy với Mỹ.
Hỏi: Quả là tình huống lạ kì?Trả lời: Có lẽ câu hỏi dành cho cả hai nhà lãnh đạo. Nó xảy đến đúng thời điểm không có quan hệ nào giữa hai lãnh đạo; không có mong muốn, không sẵn lòng nói chuyện, đàm phán.
Hỏi: Nhưng họ phải hiểu là họ đại diện cho mỗi quốc gia, bất kể là tình cảm cá nhân thế nào đi nữa?Trả lời: Dĩ nhiên là vậy. Nhưng trong trường hợp này, vì một số lý do nào đó nó đã không diễn ra. Trong chính trị, nhân tố cá nhân là quan trọng. Hãy nhớ lại nước Đức dưới thời kì ông Schroeder, ông Putin đã có quan hệ lớn, còn với bà Merkel thì không được êm xuôi.
Hỏi: Hãy trở lại những thành công trong chính sách ngoại giao của chúng ta. Tôi nghĩ là thành công chủ yếu nằm ở chỗ tại những điểm nóng, nước Nga đã phản kháng thành công chính sách cứng rắn và ích kỉ của Mỹ - một đế chế mà không ai dám đối đầu trong suốt 1/4 thập kỉ qua, ngoại trừ một vài lần có thể là Trung Quốc. Mọi thứ là vì Washington.Trả lời: Tôi đồng ý. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng Mỹ định dạng môi trường chính sách toàn cầu. Đế chế sẽ không tồn tại mãi mãi. Đó sẽ là chủ đề cho một buổi thảo luận khác.
Hoài Thanh (
Pravda.ru)