Vì sao Mỹ-Trung chạy đua thử tên lửa đánh chặn?

Chỉ trong vòng một tuần, cả Mỹ và Trung Quốc đã cùng thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo có nhiều điểm tương đồng. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến sự trùng hợp này?

Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã thử nghiệm một tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA vào cuối tháng 1. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết cuộc thử nghiệm này đã thất bại. Như vậy, đây là lần thử nghiệm thứ hai không thành công đối với loại tên lửa SM-3 Block IIA trong một năm.

Một cuộc thử tên lửa trên tàu USS Lake Erie của quân đội Mỹ. Ảnh: The National Interest

Vài ngày sau, Trung Quốc đã phóng thử tên lửa đánh chặn Dong Neng-3 (DN-3) tại bãi thử Korla, khu tự trị Tân Cương. Trong cuộc thử nghiệm, Dong Neng-3 đã chặn thành công một tên lửa Dong Feng-21. Cuộc thử nghiệm của Trung Quốc cũng được tiến hành không lâu sau khi Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-V.

Cây bút Ankit Panda của tờ The Diplomat (Nhật Bản) nhận định rằng nền tảng công nghệ mà Bắc Kinh thường xuyên thể hiện đối với những vũ khí như DN-3 có nhiều nét tương đồng với những gì Mỹ đã bỏ ra để hoàn thiện SM-3 và nhiều tên lửa khác.

Cả hai đều là hệ thống hoạt động theo nguyên lý "tìm diệt" tận dụng lực vật lý để đương đầu và tiêu hủy mục tiêu thay vì dùng sức công phá từ vụ nổ.

Tiến triển của Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực này đã gây lo ngại về khả năng tiêu diệt vệ tinh. Trong năm 2007, cộng đồng quốc tế từng lên án khi Trung Quốc sử dụng tên lửa SC-19 phá hủy một vệ tinh thời tiết của quốc gia này, tạo ra các mảnh vỡ nguy hại trôi dạt trong không gian. Do vậy, những tên lửa như DN-3, SC-19 và DN-2 có thể là mối ẩn họa đối với các vệ tinh tình báo và giám sát của Mỹ.

Ngày nay, tiến trình phát triển tên lửa phòng không tại cả Mỹ và Trung Quốc theo ông Ankit Panda bắt nguồn từ mối ngờ vực giữa hai quốc gia. Trung Quốc vẫn nghi ngờ rằng Mỹ cố gắng kiềm chế quốc gia này bằng một hệ thống phòng thủ tên lửa.


Việc Mỹ triển khai hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý trong năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, các chiến lược gia Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại không kém về hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mà Nhật Bản khai thác.

Ông Ankit Panda nhận định rằng để giảm sự nghi ngờ giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tránh việc hai quốc gia rơi vào cuộc đua vũ trang, cả Washington cùng Bắc Kinh nên có trao đổi thẳng thắn về ý định của họ. Trên thực tế, Mỹ từng mời Trung Quốc đối thoại về THAAD trong năm 2016 nhưng Bắc Kinh đã từ chối.

Hà Linh/Báo Tin tức
Nghị sĩ Nga bỗng 'nổi như cồn' vì kiểu tóc khác lạ
Nghị sĩ Nga bỗng 'nổi như cồn' vì kiểu tóc khác lạ

Một thượng nghị sĩ Nga bỗng trở thành “ngôi sao” trên mạng xã hội, tất cả bắt nguồn từ kiểu tóc “xoăn cao vút” của bà.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN