“Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm với hàng nghìn ca mắc mỗi năm và gây tử vong cho trẻ em, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng bệnh này. Vaccine được xem là giải pháp căn cơ để giảm gánh nặng do bệnh tay chân miệng gây ra”.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 57.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp tử vong. Số mắc và tử vong tuy giảm so với cùng kỳ năm 2022 nhưng có xu hướng gia tăng trong các tuần gần đây.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Bình Thuận vừa thông tin về trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết. Đó là bệnh nhân nữ, sinh năm 1972, ngụ tại tổ 3, thôn 7, xã Nam Chính, huyện Đức Linh.
Để phòng, chống hiệu quả bệnh tay chân miệng, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh truyền thông, khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh; đồng thời tăng cường triển khai các giải pháp để phòng ngừa, hạn chế số ca mắc trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo cho biết trong tháng 7/2023, số ca mắc COVID-19 mới trên toàn thế giới đã tăng tới 80%. Báo cáo được công bố vài ngày sau khi WHO xác định biến thể mới EG.5 của Omicron là rất "đáng quan tâm".
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo cho biết trong tháng 7 vừa qua, số ca mắc COVID-19 mới trên toàn thế giới đã tăng tới 80%.
Ngày 11/8, tại Bình Dương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đối tác tại Việt Nam đã tổ chức tổng kết Dự án Wolbachia khu vực phía Nam, hướng tới giảm thiểu sự lây truyền của bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Từ giữa tháng 6 đến nay, tỉnh Ninh Bình ghi nhận 5 ổ dịch sốt xuất huyết ở 5/8 huyện, thành phố gồm: Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan và Tam Điệp.
Thông tin từ Sở Y tế Bình Thuận, tỉnh vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân nhi ở thị xã La Gi tử vong nghi mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca tử vong do nghi mắc bệnh này từ đầu năm đến nay là 3 trường hợp. Ngành Y tế địa phương đang khẩn trương triển khai biện pháp xử lý các ổ bệnh, xử lý môi trường và đẩy mạnh truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trong cộng đồng.
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, trước tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết tăng nhanh trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố vừa có Công văn số 2159/KSBT - PCBTN gửi Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Theo quy luật diễn tiến dịch bệnh hằng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng từ tháng 7, dự kiến kéo dài đến hết tháng 10. Trong tháng 7 năm nay, sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã tăng cao hơn so với dự báo. Đặc biệt là xuất hiện nhiều ca bệnh nặng ở cả người lớn và trẻ em.
Ngày 26/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã thông tin về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trong tuần qua. Đáng chú ý, số ca mắc tay chân miệng tiếp tục tăng nhanh.
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 14 đến 21/7, trên địa bàn thành phố ghi nhận 33 ca thủy đậu, tăng 26 ca so với tuần trước đó, nâng tổng số ca thủy đậu từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn lên 1.911 ca (tăng gấp 11,5 lần so với cùng kỳ năm 2022).
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay, trên 50 trường hợp sốt xuất huyết được phát hiện trên địa bàn, chủ yếu là các ca bệnh sinh sống tại các tỉnh khác hoặc mới từ nơi khác trở về).
Từ tháng 6 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tăng cao. Không ít bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng, có dấu hiệu cảnh báo.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đầu năm đến hết ngày 13/7, toàn tỉnh ghi nhận 606 ca mắc chân tay miệng, trong đó có một trường hợp tử vong.
Từ cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2023 đến nay, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Phú Yên tăng vọt, ghi nhận ca tử vong. Các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương đang nỗ lực thực hiện giải pháp phòng, chống bệnh.
Ngày 3/7, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo các nước châu Âu phải cảnh giác phát hiện và giám sát các ổ dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA).
Ngày 3/7, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện nay số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn tỉnh đang tăng cao.
Năm nay, bệnh tay chân miệng được đánh giá là đến sớm hơn và xuất hiện nhiều ca bệnh nặng, nguy hiểm.
Trước diễn biến số ca mắc tăng nhanh trong những tuần gần đây cùng với sự xuất hiện trở lại của Enterovirus 71 genotype B5, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh dự báo, trong thời gian tới trên địa bàn sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh nặng và tử vong nếu không tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch và điều trị hiệu quả.