Mỹ có thể đẩy lùi việc rút QE tới tháng 3/2014

Tuy cuộc khủng hoảng trần nợ Mỹ được hóa giải kịp thời, nhưng ít nhiều đã để lại tác hại đối với nền kinh tế và những lời kêu gọi tạm hoãn cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng (QE) lại trỗi dậy.

Bà Yellen có thể sẽ phải đối mặt với thách thức mang tên “QE” ngay từ khi lên nắm quyền. Ảnh: Internet.


Cuộc đối đầu giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, khiến chính phủ Mỹ đóng cửa nhiều ngày và suýt lâm vào cảnh vỡ nợ, rốt cuộc không có người chiến thắng, thậm chí, còn “khuyến khích kẻ thù và đối thủ cạnh tranh” của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng cảnh báo như vậy sau khi chính phủ nước này đã hoạt động trở lại, nhưng vẫn có khả năng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự vì tạm thời chỉ có quyền vay nợ cho đến ngày 15/1/2014 và hoạt động tới tháng 2/2014.

Việc chính phủ Mỹ đóng cửa gây phương hại tới niềm tin của doanh nghiệp, chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế nước này, một lần nữa trở thành “bà đỡ” cho những lời kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kéo dài thời gian thực hiện QE.

Theo Giám đốc Điều hành của Công ty Quản lý Đầu tư Thái Bình Dương (PIMCO) Mohamed A. El-Erian, trước tiên, các nhà quyết sách Mỹ sẽ phải tiến hành đánh giá ảnh hưởng gây ra của việc chính phủ đóng cửa đối với nền kinh tế.

Hiện nay, FED không còn lựa chọn nào khác, chỉ có thể kéo dài thời gian thực hiện QE, một chính sách mang tính thử nghiệm mạnh mẽ và việc này xuất phát từ nhu cầu tiềm tàng nhằm tăng cường sự bảo đảm đối với nền kinh tế

Trả lời phỏng vấn của hãng tin tài chính CNBC, Giám đốc Điều hành của Tập đoàn BlackRock Inc, ông Laurence D. Fink, cũng cho rằng tình hình hiện nay buộc FED phải đẩy lùi thời gian rút QE, chí ít là tới tháng 3/2014 và chậm nhất có thể là vào tháng 6/2014.

Chủ tịch Công ty Cố vấn Kinh tế Vĩ mô (Macroeconomic Advisers) Joel Prakken nhận định ảnh hưởng trực tiếp của chính phủ Mỹ đóng cửa đối với nền kinh tế nước này có thể không lớn, có thể chỉ làm giảm 0,3% GDP quý IV/2013 và phần lớn sẽ được bù lại vào quý I/2014.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ việc dân chúng mất niềm tin lại rất khó có thể dự liệu, tới trước tháng 12/2013, cơ bản sẽ khó có một đánh giá mang tính thực chất nào về vấn đề thời gian rút QE.

Rất có thể FED sẽ không hành động nhằm tránh sự nhiễu loạn của thị trường và phải chờ tới khi khả năng chính phủ bị đóng cửa một lần nữa biến mất.

Điều đó có nghĩa quyết định liên quan tới QE sẽ được đưa ra sau phiên họp lãi suất của FED vào tháng 3/2014 và đây cũng là phiên họp đầu tiên do bà Janet Yellen chủ trì trên cương vị Chủ tịch FED.


Thành Nam


 Mỹ thiệt hại hàng chục tỷ USD do công sở đóng cửa
Mỹ thiệt hại hàng chục tỷ USD do công sở đóng cửa

Theo tổ chức đánh giá tín dụng Standard & Poor's, việc một bộ phận công sở chính phủ liên bang bị đóng cửa 16 ngày qua đã khiến nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại khoảng 24 tỷ USD và sẽ làm giảm tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý cuối cùng của năm 2013.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN