Sẽ có 20.000 nông dân tham gia hợp tác công – tư sản xuất chè bền vững

Gần 30 doanh nghiệp và 20.000 nông dân tham gia hợp tác công – tư để sản xuất chè bền vững sẽ cung cấp 25.000 tấn chè sản xuất có trách nhiệm và đạt chứng nhận quốc tế.

Thu hoạch chè ở xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Dự án được tổ chức IDH Hà Lan, Tập đoàn Unilever và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hợp tác công – tư (PPP) nhằm đào tạo tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân hướng đến sản xuất chè bền vững, đạt chứng chứng chỉ Rainforest Alliance (RA).

Thông tin trên được Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết tại hội nghị Phát triển Chè Bền Vững lần thứ 5 và ra mắt dự án "Thúc đẩy các nông hộ chè tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng - giai đoạn 2", ngày 28/2 tại Hà Nội.

Ông Lê Quang Chuyền, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang) đánh giá, tham gia mô hình, đã giúp thay đổi nhận thức cho người trồng chè làm chè an toàn thực phẩm không giảm sản lượng, không tăng chi phí, công lao động giảm nhưng chất lượng cao hơn, đảm bảo sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững hơn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU và Nhật Bản.

Theo ông Trần Vũ Hoài, Phó Chủ tịch Unilever Việt Nam, sau hơn 3 năm triển khai mô hình hợp tác PPP phát triển chè bền vững tại Việt Nam, chất lượng chè Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt.

Trước khi triển khai mô hình PPP, mỗi năm Unilever chỉ nhập được khoảng 4.500-5.000 tấn chè Việt Nam. Nhưng nay, Unilever đã nhập được từ Việt Nam khoảng 11.000 tấn. Qua các mô hình PPP hi vọng thời gian tới, chất lượng chè Việt Nam tiếp tục được nâng cao và Uninever có thể nhập được 20.000 tấn chè từ Việt Nam.

Với dự án "Thúc đẩy các nông hộ chè tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng - giai đoạn 2" (VUI), 15 nhà máy cùng 16.500 nông hộ trồng chè về nông nghiệp bền vững, hướng đến đạt chứng chỉ Rainforest Alliance (RA). Sản lượng đạt khoảng 25.000 tấn chè được sản xuất có trách nhiệm; trong đó khoảng 15.000 tấn được chứng nhận RA, tiếp cận thị trường thế giới và cung ứng cho Tập đoàn Unilever. Hiện dự án mới huy động sự tham gia của của 8 doanh nghiệp, còn thiếu 7 doanh nghiệp so với mục tiêu dự án.

Các doanh nghiệp cũng sẽ được tăng cường pháp luật về kiểm soát hóa chất nông nghiệp và phát triển bộ tài liệu quốc gia về sản phẩm chè bền vững (NSC); xây dựng và đào tạo năng lực cho nông dân trồng chè đối với chứng nhận RA và sử dụng đúng hóa chất nông nghiệp. Các nhà máy loại A sẽ được cung cấp các hỗ trợ thông qua việc cải thiện các hệ thống đánh giá nhà máy tại Việt Nam.


Ngoài dự án VUI, hiện Hiệp hội Chè Việt Nam cũng đang triển khai dự án “Chất lượng và Bền vững của ngành chè Việt” (IDH). Với 40% kinh phí được tài trợ bởi tổ chức IDH Hà Lan sẽ từng bước nâng cao chất lượng sản xuất chè Việt phù hợp với các tiêu chuẩn thế giới.

Với mục tiêu tập trung vào các nguyên nhân chính gây tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, dự án thành lập tổ đội phun thuốc bảo vệ thực vật tập chung cho 13 nhà máy; đào tạo tập huấn cho đội tổ đội phun thuốc tập chung (Agri team) về thuốc thuốc bảo vệ thực vật.

Các doanh nghiệp sẽ được xây dựng và áp dụng mô hình Agri-team (đội bảo vệ thực vật tập trung), giúp doanh nghiệp kiểm soát việc sử dụng thuốc tại vùng trồng chè, tư vấn cho doanh nghiệp về loại thuốc thay thế đúng.

Bích Hồng (TTXVN)
Phú Thọ mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn
Phú Thọ mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn

Phú Thọ đặt mục tiêu đến năm 2020 có diện tích áp dụng các quy trình sản xuất chè bền vững đạt khoảng 50%; đảm bảo tỷ lệ sản xuất chè xanh từ 15% lên trên 30%…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN