Ba cuộc khủng hoảng của châu Âu

Chủ nghĩa khủng bố, những người nhập cư và khủng hoảng chính trị dường như trở thành một cuộc khủng hoảng duy nhất tại châu Âu. Nhưng theo một số nhà phân tích, ba cuộc khủng hoảng này lại chẳng hề có sự kết nối.

Cảnh sát Bỉ tuần tra tại Brussels ngày 24/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Ở thời điểm hiện tại, châu Âu đang đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng. Một trong số đó là khủng hoảng an ninh và chủ nghĩa cực đoan, khi châu Âu chứng kiến loạt vụ khủng bố kinh hoàng ngay giữa thủ đô Brussels của Bỉ, nơi đặt trụ sở chính của các cơ quan châu Âu. Thứ hai là cuộc khủng hoảng người di cư – hàng trăm nghìn người nhập cư và người tị nạn tràn vào “lục địa già” từ Trung Đông và châu Phi – và cuộc tranh luận về cách kiểm soát dòng người này. Thứ ba là cuộc khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia, trong đó các đảng truyền thống đang bị thử thách bởi những đảng cực đoan hơn và cố chấp hơn.

Nhìn qua những lăng kính cực đoan, ba cuộc khủng hoảng dường như là một cuộc khủng hoảng duy nhất. Chủ nghĩa khủng bố, những người nhập cư và khủng hoảng chính trị trở thành một, gây ra bởi và làm trầm trọng thêm lẫn nhau. Nhưng theo các nhà phân tích khủng hoảng châu Âu, trên thực tế chúng lại chẳng hề có sự kết nối.

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng chủ nghĩa cực đoan không phải là cuộc khủng hoảng nhập cư. Không có đối tượng cực đoan nào đằng sau các vụ tấn công Brussels hôm 22/3 vừa qua là người tị nạn, nhập cư hay mới nhập cư vào Bỉ; cũng như hầu hết những thủ phạm của các vụ tấn công lớn nhằm vào Paris và London trong thập kỷ vừa qua. Bọn chúng đều là người châu Âu, lớn lên ở châu Âu trong các gia đình thế tục và hội nhập khá tốt với cuộc sống xã hội và văn hóa châu Âu.

Theo nhà bình luận Doug Saunders của tờ The Globe and Mail, điều luôn khiến ông ngạc nhiên ở Molenbeek, một quận ngoại ô thành phố Brussels tạo ra nhiều tay súng thánh chiến nhất ở châu Âu kể từ năm 2014, là những kẻ bạo lực có rất ít kiến thức và sự yêu thích với văn hóa Morroco của ông cha chúng (những người Bỉ gốc Morocco nhập cư). Doug Saunders cho rằng đó hoàn toàn là một hiện tượng ở châu Âu: Những tên tội phạm học vấn thấp bị lôi kéo vào chủ nghĩa cực đoan qua con đường tù tội, chứ không phải văn hóa. Không chỉ bởi vì những người tị nạn Syria không hứng thú với chủ nghĩa cực đoan, mà những kẻ cực đoan không liên quan đến, và thực tế là, rất phản đối những người tị nạn.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng chủ nghĩa cực đoan không phải là một sản phẩm của bất kỳ xu hướng chính trị hay văn hóa nào ở châu Âu. Trong giai đoạn từ khoảng năm 2006-2012, khi chủ nghĩa cực đoan thánh chiến ở các nước phương Tây giảm xuống mức thấp trong lịch sử, khi không có vụ khủng bố nào ở hầu hết các nước châu Âu trong giai đoạn này. Chủ nghĩa cực đoan là một hiện tượng ở châu Âu từ khi chiến tranh Iraq bắt đầu từ năm 2003-2005, và hầu như đã biến mất cho đến khi bùng nổ trở lại, đặc biệt sau năm 2014.

Người di cư tới Messina của Italy sau khi được lực lượng bảo vệ Italy cứu ngoài khơi Sicily ngày 17/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Điều đó cho thấy chủ nghĩa khủng bố không phải đang được thúc đẩy bởi các lực lượng hay nhân khẩu học ở châu Âu. Nó xảy ra khi một phong trào cực đoan ở nước ngoài – al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay các nhóm chân rết của chúng – coi các nước phương Tây là vật ngáng chân những tham vọng lãnh thổ của chúng, và tuyển mộ những thành phần bạo lực và dễ bị kích động để cố gắng làm cho các quốc gia đó khiếp sợ mà đầu hàng.

Nhà phân tích về chủ nghĩa khủng bố Will McCants tuần trước có viết: “Một khi các nước phương Tây còn tham gia vào các cuộc chiến chống khủng bố, các tay súng khủng bố sẽ còn tấn công các nước phương Tây. Đó không phải là lý do để thay đổi chính sách quá nhiều bởi đây là một sự công nhận tàn nhẫn rằng những ngày thanh bình của châu Âu đã trở nên xa vời”.

Thứ ba, cuộc khủng hoảng chính trị không phản ánh cũng như phản ứng hợp lý đối với khủng bố hay di cư ở châu Âu.

Các đảng cực hữu, chống nhập cư đã làm trầm trọng thêm nỗi sợ rằng châu Âu đang bị “giày xéo” bởi những người Hồi giáo, Do Thái, người Slav và các nhóm khác mà họ nhìn nhận là các mối đe dọa nền văn minh, và dẫn tới những vụ việc bạo lực như các vụ tấn công ở sân bay và ga tàu điện ngầm đông đúc người dân ở Brussels hôm 22/3 vừa qua.

Theo ông Doug Saunders, mối liên quan giữa Hồi giáo với khủng bố và khủng hoảng di cư được xây dựng dựa trên một ảo tưởng. Số lượng người Hồi giáo ở châu Âu, khoảng 19 triệu người, là không nhiều và cũng không gia tăng nhanh (làn sóng người tị nạn và di cư là quá ít để tạo nên một sự thay đổi về thống kê). Nhưng bởi tội ác của một số đối tượng theo đạo Hồi và các vấn đề chủ nghĩa cực đoan nổi bật trên tiêu đề báo chí làm các cử tri tin rằng người Hồi giáo đông dân gấp 5 lần con số thực sự.

Trần Minh (Theo Globe and Mail)
Khủng bố sẽ làm khủng hoảng châu Âu sâu sắc hơn
Khủng bố sẽ làm khủng hoảng châu Âu sâu sắc hơn

Khủng bố đã vươn tới tận trung tâm quyền lực của Liên minh châu Âu (EU), thành phố Brussels.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN