Sự biến đổi của khí hậu sẽ làm cho mực nước biển trên toàn cầu tăng lên, xóa đi lãnh địa của nhiều vùng ở nhiều nước đồng thời cũng mở ra tuyến đường biển ở Bắc Băng Dương, tạo ra một hướng đi thương mại của toàn bộ lục địa Á - Âu và lục địa Bắc Mỹ phát triển nhộn nhịp, giúp giảm thiểu rất nhiều mức độ dựa vào các tuyến đường biển chiến lược quan trọng hiện nay đi qua eo biển Malacca, Hồng Hải, Kênh đào Suez, Mũi Hảo Vọng... Từ châu Âu sang châu Mỹ chỉ cần thông qua eo biển Bering là có thể đến trực tiếp...
Khả năng nổ ra chiến tranh và xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới luôn luôn rình rập. |
Bắc Băng Dương còn là nguồn tài nguyên phong phú, đáy biển này là một bồn địa dầu mỏ cực lớn. Khu vực gần Bắc Băng Dương như Siberia, Alaska, Canada, Newfoundland, Bắc Hải... chứa đựng nguồn năng lượng phong phú. Nhưng xung quanh Bắc Băng Dương đều là các nước lớn hoặc các nước phát triển, việc nước nào có thể kiểm soát nguồn tài nguyên ở đây sẽ trở thành vấn đề chiến lược lớn.
3.Chủ nghĩa khủng bố quốc tế ngày càng lan rộng, đe dọa nhiều nơi trên thế giới và càng ngày càng thể hiện rõ tính chất cực đoan và man rợ của nó.
Đó là vì những hoạt động này không phải tự nhiên mà có mà chúng được dàn dựng và khích lệ bởi một số nước đế quốc nhất định để thực hiện những âm mưu nào đó của chúng; được bọn lái súng ở nhiều nước khuyến khích để chúng bán được nhiều vũ khí, được một số tôn giáo, sắc tộc (nhất là tôn giáo, sắc tộc cực đoan) khích lệ; được sự suy thoái về kinh tế - tài chính, nạn thất nghiệp và sự nghèo đói của các nước tưới thêm dầu vào.
4.Khả năng nổ ra chiến tranh và xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới luôn luôn rình rập.
Tất nhiên loài người ngày càng hiểu rõ sự nguy hại của những cuộc chiến tranh lớn bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt và giết người hàng loạt nên ngay cả những nước lớn sở hữu các vũ khí này cũng phải rất thận trọng và cố sức tránh, vì nếu xảy ra loại chiến tranh đó thì sẽ chẳng có bên nào toàn thắng mà không có thiệt hại gì. Nhưng những điểm nóng trên thế giới đang còn đó như tình hình ở bán đảo Triều Tiên với một bên luôn luôn tập trung sức phát triển thật nhanh thế mạnh quân sự, kể cả bom hạt nhân và các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa theo chính sách “tiên quân” (quân sự trên hết) và một bên là Mỹ và Hàn Quốc luôn luôn có những cuộc tập trận chung và các hoạt động đe dọa. Các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột sắc tộc như đang diễn ra ở Libya, Iraq, Syria, Afghanistan, một số nước châu Phi. Sự đe dọa và lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông đối với chủ quyền và sự toàn vẹn về lãnh thổ của nhiều nước Đông Nam Á; xung đột về chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Đông Bắc Á; xung đột và khả năng dẫn đến nội chiến đang diễn ra ở Ukraine... Cùng với khả năng xảy ra chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang là thủ đoạn gây bạo loạn lật đổ của nhiều nước phương Tây, nhất là Mỹ và Anh, tại nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, các nước nhỏ yếu, bằng cái gọi là, “các cuộc cách mạng sắc màu” với những tên hoa, tên hiệu, nghe rất êm ái nhưng chưa đầy thuốc độc ở bên trong.
5.Về ảnh hưởng của những dự báo trên.
Những diễn biến nói trên của tình hình thế giới 5 - 10 năm tới sẽ ảnh hưởng đến nhiều nước, nhất là đối với những nước đang và chậm phát triển hàng ngày còn phải lo chống đỡ với sự nghèo đói, trong đó có cả đất nước chúng ta. Tình hình như dự báo chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các nước nói trên ít nhất là ở mấy mặt sau:
- Tình hình kinh tế - tài chính - thương mại và sự làm ăn và phát triển sẽ bị xâm hại và kéo lùi trở lại. Đời sống nhân dân các nước đó sẽ gặp nhiều khó khăn, thất nghiệp và các loại hình tệ nạn xã hội và tội phạm sẽ tăng lên.
- Các nước này sẽ phải gồng mình lên để xử lý các vấn đề nói trên; chống đỡ với sự biến đổi của khí hậu ngày một dữ dội và ác liệt; dốc sức vào chuẩn bị cho mình về các mặt để đề phòng và đối phó với chiến tranh hay các cuộc xung đột vũ trang, bạo loạn lật đổ, diễn biến hòa bình; tiềm năng và sức lực phải chia năm sẻ bảy không còn đủ khả năng để làm những việc lớn như phát triển kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội và chăm lo đời sống cho nhân dân.
- Các nước phải đề ra được đường lối chiến lược khôn khéo để tạo dựng được môi trường hòa bình ổn định lâu dài, phải tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, tranh thủ tốt sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là phải phát huy cao độ các tiềm năng và sức mạnh nội lực của dân tộc mình, tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại và quốc tế.
- Phải có đường lối đối ngoại đúng đắn và kiên quyết “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn về lãnh thổ, không ngừng nâng cao vai trò, vị thế và sự đóng góp của mình vào việc giải quyết các vấn đề của quốc tế và khu vực.
Hồ Đức Minh