Pháp 'khó chịu' vì Nga gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi

Pháp đang tranh giành ảnh hưởng với Nga ở châu Phi trong bối cảnh Paris bị đổ lỗi làm mất ổn định khu vực hơn nữa.

Chú thích ảnh
Tổng thống Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters

Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 21/11, Tổng thống Emmanuel Macron đã chỉ trích Nga "tuyên truyền chống Pháp" ở châu Phi và “lợi dụng” các quốc gia châu Phi đang gặp khó khăn, nơi Paris đã phải chịu những thất bại quân sự và mất ảnh hưởng sâu rộng hơn trong những năm gần đây.

Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh các quốc gia nói tiếng Pháp ở Tunisia, ông Macron được đề nghị trả lời những người chỉ trích rằng Paris đã khai thác các mối quan hệ kinh tế và chính trị lịch sử ở các thuộc địa châu Phi cũ của mình nhằm phục vụ lợi ích riêng.

Tổng thống Macron nói với kênh TV5 Monde trong một cuộc phỏng vấn: “Quan điểm này được nuôi dưỡng bởi những người khác, đó là một dự án chính trị. Nhiều người có ảnh hưởng, đôi khi phát biểu trên các chương trình truyền hình, được phía Nga trả tiền. Chúng tôi biết họ”.

Ông Macron nêu rõ: “Một số cường quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của họ ở châu Phi đang làm điều này để làm tổn thương nước Pháp, gieo rắc nghi ngờ, nhưng trên hết là theo đuổi những lợi ích nhất định”.

“Bạn chỉ cần nhìn vào những gì đang diễn ra ở Cộng hòa Trung Phi hoặc những nơi khác với các dự án của Nga đang được tiến hành ở đó, khi Pháp bị gạt sang một bên, là những dự án mang tính lợi dụng. Nó được thực hiện với sự đồng lõa của chính quyền Nga”, Tổng thống Pháp lưu ý.

Pháp có quan hệ quân sự lâu đời trên khắp lục địa châu Phi nói tiếng Pháp và quân đội Pháp đã đóng quân ở Mali trong một thập kỷ như một phần của chiến dịch chống khủng bố.

Các nhà phê bình mô tả hoạt động của Pháp là một thất bại và đổ lỗi cường quốc châu Âu này làm mất ổn định khu vực hơn nữa.

Pháp cũng đang tranh giành ảnh hưởng với Nga trong những năm gần đây, với việc triển khai lực lượng an ninh tư nhân Wagner ở một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Trung Phi (CAR) và Mali.

Paris đã phải rút quân ở Mali sau khi quân đội quốc gia châu Phi này lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2020 trong bối cảnh quan hệ hai nước đổ vỡ. Các nhà lãnh đạo quân sự trên sau đó đã mời lực lượng Wagner hỗ trợ trong cuộc chiến kéo dài một thập kỷ chống lại các chiến binh Hồi giáo và cắt đứt quan hệ với Pháp.

Nga cho biết Wagner không đại diện cho nước này và cũng không hỗ trợ tài chính cho họ. Nhưng EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Wagner, cáo buộc lực lượng này thực hiện các hoạt động bí mật thay mặt cho Chính phủ Nga.

Công Thuận/Báo Tin tức
Dự trữ và thương mại song phương của Nga vẫn tăng bất chấp lệnh trừng phạt
Dự trữ và thương mại song phương của Nga vẫn tăng bất chấp lệnh trừng phạt

Bất chấp các lệnh trừng phạt, xuất khẩu của Nga sang EU, Trung Quốc dự báo vẫn tăng trong năm nay so với  năm ngoái.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN