Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết, vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, sẽ ký sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh, một chính sách được đảm bảo bởi Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ.

Chú thích ảnh
Một em bé đang với tay lên lá cờ Mỹ trong buổi lễ nhập tịch ở New York. Ảnh: Shutterstock

Ông tuyên bố chính sách này là "một huyền thoại lịch sử" và đã bị "cố tình diễn giải sai luật".

Quyền công dân theo nơi sinh đảm bảo rằng tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Mỹ, bất kể cha mẹ là ai, đều được coi là công dân Mỹ.

Quyền này được thiết lập theo Tu chính án thứ 14, được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1866 sau cuộc Nội chiến và phê chuẩn năm 18.

Đây là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền công dân cho con cháu của những người nô lệ bị đưa đến Mỹ và bị từ chối quyền công dân trước đó.

Trong một video vận động tranh cử, ông Trump tuyên bố sắc lệnh hành pháp của ông sẽ chỉ đạo các cơ quan liên bang không cấp quốc tịch Mỹ cho con cái của những người nhập cư bất hợp pháp.

Chính sách này có thể dẫn đến việc từ chối cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ công nhận quốc tịch cho trẻ em sinh ra tại Mỹ trong những trường hợp này.

Theo các nhà quan sát, bước đi này của ông Trump chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc tranh luận pháp lý. Trước đây, năm 1898, Tòa án Tối cao đã khẳng định rằng quyền công dân theo nơi sinh áp dụng cho tất cả trẻ em sinh ra tại Mỹ, ngay cả khi cha mẹ không phải là công dân.

Vì vậy, sắc lệnh hành pháp của Trump, nếu được thực hiện, sẽ đi ngược lại với tiền lệ này.

Một số nhà bảo thủ, bao gồm luật sư John Eastman, từng là cố vấn cho ông Trump, cho rằng Tu chính án thứ 14 không áp dụng cho con cái của những người nhập cư không có giấy tờ.

Ông Eastman lập luận rằng cụm từ "chịu sự quản lý" trong Tu chính án này loại trừ những trường hợp trên. Tuy nhiên, quan điểm này bị nhiều chuyên gia luật hiến pháp và cả những thẩm phán bảo thủ bác bỏ.

Mặc dù ông Trump có thể ban hành sắc lệnh hành pháp, Hiến pháp Mỹ yêu cầu rằng mọi thay đổi liên quan đến Tu chính án cần được Quốc hội thông qua và nhận sự phê chuẩn từ ba phần tư cơ quan lập pháp bang, một quá trình khó khăn và kéo dài.

Ngoài ra, nếu sắc lệnh được ban hành, nó sẽ ngay lập tức bị các nhóm bảo vệ quyền lợi người nhập cư và luật sư phản đối tại tòa.

Các thẩm phán, kể cả những người do Trump ông bổ nhiệm, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng quyền công dân theo nơi sinh được bảo đảm chắc chắn bởi luật pháp Mỹ.

Nếu sắc lệnh này được thực hiện, nó sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các tiểu bang có chính sách bảo vệ người nhập cư và chính quyền liên bang.

Ngoài ra, kế hoạch này có thể làm thay đổi đáng kể cách nước Mỹ tiếp cận vấn đề nhập cư và quyền công dân, ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình.

Trong lịch sử Mỹ, quyền công dân theo nơi sinh đã được thiết lập nhằm bảo vệ quyền lợi cho những nhóm yếu thế.

Việc ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng nỗ lực thay đổi chính sách này không chỉ tạo ra tranh luận pháp lý mà còn làm nổi bật những vấn đề sâu sắc liên quan đến nhập cư và bản sắc dân tộc.

Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo CNN)
Tổng thống đắc cử Trump đối đầu với EU về chính sách với Big Tech
Tổng thống đắc cử Trump đối đầu với EU về chính sách với Big Tech

Chiến dịch siết chặt kéo dài nhiều năm của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ (Big Tech) đã đặt Tổng thống đắc cử Donald Trump vào thế phải chọn bên: chống lại EU hay chống lại Big Tech?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN